Digital Marketing là gì? Thời đại Digital Marketing lên ngôi

Bạn vẫn hay nghe mọi người nói và bàn tán về Digital Marketing, nhưng vẫn chưa nắm rõ Digital marketing là gì? Digital Marketing có gì hấp dẫn mà nhiều người quan tâm và tìm hiểu như vậy. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng mình từng bước tìm hiểu về ông trùm thời đại số “Digital Marketing” nhé. 



Digital Marketing là gì? 

Digital marketing hay còn gọi là tiếp thị kỹ thuật số, là các hoạt động quảng bá sản phẩm hoặc thương hiệu thông qua nhiều kênh phương tiện khác nhau trên Internet.

Kể từ khi có Internet, hành vi và xu hướng mua hàng của người dùng có nhiều thay đổi. 

Nhiều đối tượng khách hàng ưa chuộng việc tìm kiếm thông tin trên các công cụ tìm kiếm hay mạng xã hội, vv… Điều này đã tạo nên một phân khúc khách hàng mới – khách hàng trên Internet.

Việc Internet ngày càng phát triển kéo theo đó dịch vụ Digital Marketing ngày càng mở rộng. Cuộc cách mạng truyền thông sẽ gia tăng và do đó đòi hỏi các nhà quản lý cần xây dựng một chiến lược digital marketing thật hiệu quả. Digital marketing ra đời kể từ đây. 

Tầm quan trọng của Digital Marketing? 

Digital media ngày càng phổ biến đến nỗi người tiêu dùng có thể truy cập vào thông tin bất cứ lúc nào và bất kỳ nơi nào họ muốn.

Sử dụng Digital Marketing giúp marketer cũng như doanh nghiệp thêm nhiều lựa chọn hơn khi thực hiện các chiến dịch marketing, để đáp và đưa ra các giải pháp thõa mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin của người dùng.

Qua đó mục tiêu của Digital Marketing chính là tăng độ nhận diện thương hiệu, xây dựng lòng tin và gia tăng chuyển đổi bán hàng dựa trên các phương tiện kỹ thuật số. Mục tiêu này sẽ được thực hiện dựa trên Kế hoạch chiến lược cụ thể (Strategy plan) và các Kênh Digital Marketing (Channels) phù hợp.

1. Chi phí thấp

Ngày nay, digital marketing hay nói chính xác hơn là digital online marketing sẽ giúp chúng ta bắt đầu tiếp cận khách hàng với chi phí thấp.

Ví dụ, thông thường để một doanh nghiệp mới được nhận diện tại một đô thị sầm uất. Nếu sử dụng phương pháp marketing truyền thống (tivi, biển hiệu, báo đài, tạp chí, tờ rơi, gọi điện hay thậm chí là chào bán, giới thiệu sản phẩm trực tiếp) thì chi phí có thể lên đến hàng chục tỷ đồng

Tuy nhiên, Digital Marketing lại không đòi hỏi chi phí cao, đây là môi trường cạnh tranh mở cho tất cả các doanh nghiệp từ lớn, nhỏ đến rất nhỏ. Tất cả các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Cốc Cốc và các nền tảng kênh xã hội như Facebook, Pinterest, Instagram đều đưa ra những giá thầu linh động (flexible bid) để mọi doanh nghiệp có thể chạy quảng cáo tùy vào việc quản lý ngân sách của họ. 

Hoặc phổ biến nhất có lẽ là Facebook, sử dụng quảng cáo Facebook chỉ với 30.000 đồng để tiếp cận khách hàng.


2. Tiếp cận khách hàng nhanh chóng và hiệu quả

Khách hàng có thể dễ dàng tìm thấy thông tin về các sản phẩm/dịch vụ mình cần trên các trang web của bạn, thậm chí khách hàng còn có thể tìm hiểu được hình ảnh, giá cả và dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Digital marketing dựa trên công nghệ là Internet, vì vậy việc tiếp cận nhiều khách hàng trở nên rất dễ dàng dù cho họ ở bất cứ đâu.

3. Phân vùng đối tượng khách hàng chuẩn

Thông qua ‘dấu vết’ mà người dùng để lại trên internet, các công cụ tìm kiếm và nền tảng kênh xã hội cung cấp cho bạn "chân dung khách hàng của bạn" về nhân khẩu học (như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, địa chỉ vùng miền…), về thói quen mua sắm, sở thích và hành vi cụ thể của hàng triệu người dùng.


Ví dụ, khi bạn dự định chạy quảng cáo trên Facebook, Facebook sẽ hỏi đối tượng khách hàng bạn muốn tiếp cận trong chiến dịch quảng cáo như : địa điểm, tuổi, giới tính, ngôn ngữ, sở thích, hành vi khách hàng và rất nhiều lựa chọn khác.

Với Digital Marketing bạn có thể xoá bỏ khoảng cách địa lý, bạn có thể bán hàng cho khách hàng ở bất cứ nơi đâu, bất cứ quốc gia nào mà không cần mở cửa hàng ở nơi đó, mở rộng thị trường mục tiêu, tổ chức hình thức kinh doanh xuất khẩu mà không cần xây dựng mạng lưới kênh phân phối ở các quốc gia khác.

4. Dễ dàng đo lường kết quả


Bằng cách sử dụng các kênh và công cụ phân tích (digital analytic tools) cho phép marketer phân tích chiến dịch marketing trong thời gian thực và hiểu những gì đang hoạt động, như: số lượt người quan tâm, truy cập quảng cáo của bạn, số lượt tìm kiếm ngành của bạn với từ khóa cụ thể.

Thậm chí những công cụ này còn đo lường được hướng đi của người dùng như họ đến website của bạn qua nguồn nào: trang Facebook hay tự tìm kiếm trên Google, họ được điều hướng đến đâu trong website của bạn, ở lại bao lâu, nội dung họ đọc trên website của bạn.

Ngoài ra những công cụ này còn đo lường được độ chuyển đổi từ độc giả sang khách hàng bằng những thông số cụ thể.

5. Phát triển thương hiệu

Rất nhiều công ty – kể cả công ty lớn ở Việt Nam hiện vẫn chưa chú ý và hoạch định ngân sách cho việc xây dựng thương hiệu qua các kênh truyền thông số (digital) như các mạng xã hội (Facebook, Youtube, Linkedin…), web, app…

Với Digital, bạn có thể xây dựng được kế hoạch chi tiết cụ thể: kênh quảng bá, đối tượng mục tiêu, thị trường, kế hoạch nội dung,.... Từ đó doanh nghiệp dễ dàng do lương kết và so với kế hoạch mục tiêu của mình.

Phân tích và đưa ra những giải pháp tối ưu sau chiến dịch giúp doanh nghiệp duy trì mặt tốt, đồng thời thay đổi chiến lược cụ thể để nâng cáo nhận thức và giá trị thương hiệu tốt hơn.

Hãy nhớ rằng doanh nghiệp bạn luôn cập nhật xu hướng Digital Marketing để tạo khác biệt cho doanh nghiệp thu hút những vị khách hàng của mình tốt nhất.

6.Tính viral (lan truyền nhanh)


Đây chính là là ưu điểm nổi bật nhất của phương thức marketing dựa vào những phương tiện kỹ thuật số khích thích tương tác với khách hàng.

 Một số sự kiện thậm chí còn khuyến khích người tham dự không chỉ chia sẻ trước khi sự kiện được diễn ra, mà ngay tại sự kiện cũng có thể post những trạng thái, hình ảnh và cảm xúc của mình, để tăng tính chân thật.

Digital Marketing không chỉ giúp các công ty được PR miễn phí mà còn tạo nên hiệu ứng đám đông “social proof” khiến những người không tham gia cũng biết đến tên tuổi doanh nghiệp hay ít nhiều dành chút thiện cảm cho thương hiệu này.